thongminh.vn

Mọi thứ bạn cần

Thông minh hơn mỗi ngày 

Xe đạp địa hình tốt nhất hiện nay

Đạp xe địa hình là một hoạt động giải trí thú vị, bạn có thể chạy băng băng trên những con đường tuyệt đẹp, ngắm nhìn những cảnh quan hùng vĩ. Trên chiếc xe đạp của mình, bạn qua đèo, vượt suối, lên rừng, xuống biển, vượt qua mọi loại địa hình.

Nhưng trước khi bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình, bạn cần phải chọn cho mình một chiếc xe đạp địa hình thật “xịn sò” để đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường.

Để chọn ra được một chiếc xe đạp địa hình chất lượng nhất, bạn cần phải xem xét những con đường mà bạn muốn đi qua. Mỗi loại xe đạp địa hình có kiểu đạp và điều khiển khác nhau. Trước khi đi vào chi tiết và tính năng của xe, bạn cần nắm được có những loại xe đạp leo núi cơ bản nào và chúng cần có những đặc điểm gì để phù hợp với bạn. Xe đạp địa hình được phân loại dựa trên địa hình và nguyên lý vận hành.

Có 4 loại xe đạp địa hình cơ bản:

1. XC (Cross country)

Xe đạp XC nhẹ và có hiệu suất cao. Loại xe này có thể đạt đến tốc độ tối đa và leo dốc rất mượt mà. Nhược điểm của loại xe này là xử lý chậm và khó điều khiển khi chạy xuống dốc.

Trong số các loại xe đạp XC, SAVADECK DECK300 là “ngon” nhất. Loại xe này có khung carbon nên rất nhẹ và cứng, phù hợp cho tất cả người lái xe đạp ở mọi cấp độ.

Xe đạp địa hình tốt nhất hiện nay

2. Trail

Dòng xe Trail này thường được ví như là “con dao đa năng của quân đội Thụy Sỹ” vì chúng rất đa năng. Dòng xe này vừa leo núi ổn mà xuống dốc cũng ổn luôn. Vì thích hợp với mọi loại địa hình nên đây là loại xe phổ biến nhất hiện nay. Một chiếc xe đạp Trail như Schwinn S29 có thể giúp bạn dễ dàng chinh phục mọi nẻo đường và vượt qua mọi tình huống khó khăn. Nếu bạn thích một loại xe đa năng, linh hoạt thì đây chính là dòng xe dành cho bạn.

3. All-mountain/Enduro

Đạp xe Enduro là một kiểu thi đấu đạp xe đặc biệt. Chỉ lúc chiếc xe chạy xuống dốc thì mới tính thời gian và tính điểm, còn lúc lên dốc thì không tính. Do đó, dòng xe này chú trọng vào việc giúp người lái xe có những giây phút tỏa sáng thăng hoa khi xử lý những pha đổ dốc ngoạn mục. Loại xe này được thiết kế dành riêng cho những cú xả dốc, còn khi leo lên đỉnh thì nó vẫn chưa phải là lựa chọn hoàn hảo nhất.

Loại xe All-mountain này khi chạy sẽ ít bị xóc hơn dòng xe Trail. Trong số các xe All-mountain, TITAN Pathfinder Elite và Schwinn S29 là hai cái tên bạn nên lựa chọn vì giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, chúng dễ lái, người mới tập lái cũng lái được, và còn bền lâu nữa.

4. Xe DH (Downhill _ Xuống dốc)

Nghe cái tên thôi cũng đủ biết xe DH được thiết kế để chạy xuống các dốc núi nhanh gọn lẹ nhất. Do đó, hiếm thấy ai dùng dòng xe này để leo dốc. Thay vào đó, người lái xe sẽ đi những phương tiện khác để lên đầu con dốc như là đi cáp treo, xe buýt, hoặc họ dắt bộ lên.

Dòng xe này khá nặng và lớn, thích hợp cho những pha đổ dốc “nhanh như chớp”. Đá, mương rãnh, và những chướng ngại vật khác có thể nằm trên đường xe chạy, do đó loại xe này phải thật cứng cáp và bền thì mới vượt qua được.

Nếu bạn mới tập lái và là người lái xe nghiệp dư, một mẫu xe như Gravity 2020 FSX 1.0 sẽ rất phù hợp với bạn. Kiểu xe này có đủ 2 phuộc, nên rất đáng bỏ tiền ra mua.

Hướng dẫn mua xe đạp địa hình

Sau khi chọn ra được loại xe phù hợp, bạn cần phải để ý đến các tính năng và đặc điểm cụ thể của loại xe đó. Xe tốt là những xe mà ngồi lên cảm thấy thoải mái và di chuyển mượt mà. Sau đây sẽ là những yếu tố bạn cần cân nhắc trước khi quyết định mua xe:

1, Kích cỡ

Chọn đúng kích cỡ phù hợp với vóc dáng cơ thể của bạn là một điều cực kỳ quan trọng. Ngồi trên một chiếc xe thoải mái bạn mới có thể tận hưởng chuyến đi của mình, điều khiển xe dễ hơn và có những trải nghiệm tích cực.

Một điều bạn cần lưu ý là kích cỡ xe còn tùy vào từng nhà sản xuất. Chẳng hạn như một chiếc xe cỡ lớn của hãng này phù hợp với bạn nhưng cũng một chiếc xe cỡ lớn của hãng khác thì lại không vừa với bạn. Hãy xem bảng tham chiếu sau đây để có cái nhìn tổng quan xem kích cỡ nào sẽ vừa với người bạn.

Ngoài ra, có 2 yếu tố quan trọng mà bạn cần biết nữa là stack (độ cao trục giữa) và reach (chiều dài từ trục giữa đến tay lái). Hai thông số này sẽ lần lượt cho bạn biết chiều cao và chiều dài của khung xe. Bạn cần biết được hai thông số này của xe để xem thử kích cỡ xe có vừa với mình hay không, bất kể chiều dài thanh chống yên là bao nhiêu. Những loại xe như Schwinn High Timber có thể điều chỉnh được độ cao hoặc những phần khác như yên.

Dù bạn cần phải đọc các hướng dẫn và tìm hiểu thật kỹ về xe đạp địa hình, nhưng trực tiếp lựa chọn và lái thử vẫn là tốt nhất. Bạn có thể đến các tiệm xe đạp gần nhà rồi lái thử xem có ưng ý không. Không gì giúp bạn lựa xe tốt hơn là bạn tự cảm nhận trực tiếp.

2. Kích thước bánh xe

Bánh xe càng lớn thì xe càng có nhiều lực hơn khi chạy. Thông thường, xe có bánh xe lớn sẽ thích hợp để leo dốc hoặc chạy đường thẳng, qua những địa hình gồ ghề lởm chởm. Còn loại xe có kích thước bánh nhỏ hơn thì sẽ phù hợp cho những con đường quanh co khúc khuỷu vì chúng nhẹ hơn.

Do đó, kích thước bánh xe phù hợp hay không là còn tùy vào địa hình mà xe bạn sẽ chạy qua. Nhìn chung, có thể phân ra ba nhóm kích thước:

  • Loại 66cm: Loại này nhẹ và chạy nhanh nhưng không phải là lựa chọn tối ưu cho các con đường gồ ghề sỏi đá. Trước đây mọi người chỉ có thể chọn loại kích thước này, nhưng ngày nay, các bánh xe có nhiều kích cỡ to hơn, nên loại 66cm này hầu như hiếm thấy trên thị trường. Thế nhưng, bạn vẫn có thể tìm xe có kích cỡ này, đó là xe đạp leo núi Hiland.
  • Loại 70cm: Đây là loại kích thước bánh xe tiêu chuẩn trong nhiều năm qua, thay thế cho loại 66cm. Loại bánh xe này là đa dụng nhất, mạnh hơn loại 66cm, mà lại lướt nhanh hơn loại 73,5cm. Loại này rất phổ biến nêu hầu như đi đâu bạn cũng thấy.
  • Loại 73,5cm: Loại bánh xe này khá nặng, nhưng bù lại chúng lại có khả năng bám đường tốt hơn, và có thể vượt qua các chướng ngại vật. Loại bánh xe này thường thấy ở xe XC và xe Trail nhưng hiện nay có thể đã có nhiều thay đổi.

Hãy xem loại xe này Schwinn Bonafide.

3. Phuộc

Xe đạp địa hình tốt nhất hiện nay

Nếu bạn thường xuyên mua xe hoặc tìm hiểu về xe, thuật ngữ này sẽ rất quen thuộc với bạn. Phuộc là bộ phận giảm xóc, giảm tác động từ các địa hình gồ ghề lồi lõm, mang lại cho bạn một chuyến đi mượt mà suôn sẻ, bạn sẽ điều khiển xe ổn định và an toàn hơn. Có nhiều loại phuộc khác nhau tùy theo số lượng phuộc trên xe và vị trí của bộ phận giảm xóc.

● Hai phuộc: Loại xe có hai phuộc sẽ được trang bị 2 bộ phận giảm xóc ở cả bánh trước lẫn bánh sau. Loại này khá đắt vì cần nhiều vật liệu để làm. Chiếc xe đủ hai phuộc như Diamondback Release 3 rất lý tưởng để đổ dốc nhưng lại không thích hợp để leo dốc vì nó khá nặng.

● Một phuộc: Đây là dòng xe chỉ có 1 bộ phận giảm xóc ở càng lái phía trước, ở sau thì không có. So với loại 2 phuộc, loại xe 1 phuộc này nhẹ hơn, rẻ hơn và dễ bảo dưỡng hơn. Bạn cũng có thể khóa phuộc lại khi bạn muốn chuyển sang xe đạp cứng. Nếu bạn muốn chạy nhanh và hiệu quả, hãy chọn những loại xe như là Diamondback hay Schwinn Bonafide.

● Xe đạp cứng: Xe đạp cứng không được trang bị bộ phận giảm xóc. Do đó, loại này là rẻ nhất và nhẹ nhất. Nó tương tự như xe đạp thường. Nhược điểm của loại xe này là do không có phuộc nên bạn sẽ bị xóc mạnh khi đi trên địa hình không bằng phẳng.

4. Chất liệu khung xe

Một đặc điểm khác bạn nên để ý là chất liệu khung xe. Từng loại chất liệu khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng xe, độ bền và độ mạnh của xe. Vậy loại chất liệu khung xe nào là tốt nhất? Thật ra thì mỗi loại chất liệu có những ưu – nhược điểm riêng.

Sau đây chúng ta sẽ phân tích đặc điểm từng loại chất liệu:

● Nhôm: Loại chất liệu này phổ biến nhất vì chi phí sản xuất khá rẻ và cũng tương đối bền. Có những loại xe khung nhôm như là Merax FT323 hay Royce Union. Khung xe nhôm nhẹ nên di chuyển thoải mái nhưng nếu không có phuộc thì sẽ khó đi trên những con đường gập ghềnh.

● Sợi carbon: Đây là chất liệu nhẹ nhất nhưng lại đắt nhất. Những chiếc xe có khung sợi carbon như Royce Union RCF sẽ rất thích hợp cho các tay đua chuyên nghiệp. Nhược điểm là khung carbon dễ bị nứt nếu có va chạm.

● Thép: Đây cũng là một lựa chọn chất liệu khung xe phải chăng. Khung thép bền hơn nhưng đắt hơn khung nhôm. Hầu hết những chiếc xe cho người mới tập lái đều được làm từ thép. So với sợi carbon và nhôm, khung thép nặng hơn.

● Titanium: Loại chất liệu này tương đối nhẹ, có độ bền cao và chống ăn mòn. Khi va chạm hay bị ngã, khung titan sẽ không dễ bị nứt như sợi carbon. Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất là khung Titan rất đắt đỏ vì chế tạo chúng không hề dễ.

Những câu hỏi thường gặp

Xe đạp địa hình tốt nhất hiện nay

1. Xe đạp địa hình thường có giá bao nhiêu?

Xe đạp địa hình đa dạng về mức giá, một số loại khá rẻ, cỡ 4,5 triệu, còn một số loại khác thì có thể lên đến 230 triệu. Bạn không cần phải bỏ ra thật nhiều tiền mới mua được một chiếc xe ngon lành. Thay vào đó, bạn nên lựa những loại xe có phuộc (1 hoặc 2 phuộc) và có giá trong khoảng 20-40 triệu đồng.

2. Cần mua thêm những phụ kiện gì khi bắt đầu đạp xe leo núi?

Ngoài chọn ra cho mình một chiếc xe đạp leo núi tốt nhất, bạn cũng cần phải mua thêm một số phụ kiện đi kèm để chuyến đi của bạn suôn sẻ và an toàn hơn. Sau đây là một số phụ kiện sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình phiêu lưu của mình:

● Mũ bảo hiểm: Hãy chọn loại mũ bảo hiểm dành riêng cho xe đạp địa hình, nhớ chọn kiểu che kín phía sau đầu và có các lỗ thông hơi để thông thoáng nhé.

● Găng tay: Các loại găng tay dành cho xe đạp địa hình thường che hết các ngón tay để tránh nắng và có thêm các miếng đệm để đỡ đau tay do cầm lái lâu.

● Tấm bảo vệ chân và tay: Bạn cần phải bảo vệ các bộ phận cơ thể, đặc biệt là chân tay khi đi phượt, nhất là khi đổ dốc nguy hiểm.

● Bình nước: Còn gì sảng khoái hơn khi uống một ngụm nước mát lạnh trong trời hè nắng gắt.

● Bản đồ và sách hướng dẫn: Biết đâu bạn sẽ bị lạc, đặc biệt là trong rừng sâu, nơi không có sóng điện thoại, do đó hãy cầm theo những thứ này cho chắc ăn.

3. Chạy xe đạp địa hình trên đường bình thường được không?

Rõ ràng xe đạp leo núi là để chinh phục những địa hình gồ ghề khó đi, nhưng nếu bạn muốn mua về lái như xe đạp thông thường thì cũng chẳng sao hết. Xe đạp nào cũng là xe đạp thôi. Thế nhưng mà có một số loại xe đạp địa hình lại chạy ngon hơn những loại xe khác trên đường phố. Chẳng hạn như xe XC sẽ chạy trên đường phố “mượt” hơn là xe trail.

Nếu bạn biết cách điều chỉnh, xe đạp địa hình sẽ chạy được trên bất kỳ con đường hay địa hình nào. Xe cần có phuộc để giảm xóc và chấn động do đá, mảnh vụn,… gây ra, nhưng khi chạy trên đường bằng, phuộc cũng không cần thiết lắm. Bạn có thể khóa phuộc lại hoặc thêm khí nén vào để nó cứng lại. Ngoài ra, bạn cũng nên thay những loại lốp chuyên dụng thích hợp để chạy xe trên đường phố.

4. Có bí quyết gì để chọn được xe đạp địa hình tốt không?

Nếu bạn mới mua xe đạp địa hình lần đầu, có thể bạn sẽ thấy bối rối khi chọn xe. Ngoài những gì chúng ta đã bàn luận ở trên, tôi sẽ bổ sung thêm một số mẹo để bạn chọn xe sao cho phù hợp với mình:

● Nắm rõ loại địa hình sẽ chạy xe qua.

● Đảm bảo xe vừa với vóc dáng của bạn.

● Mua xe ở những nơi uy tín và nhớ xem chi tiết bảo hành.

● Hỏi chủ tiệm xem họ có điều chỉnh xe cho bạn không, nhiều nơi sẽ điều chỉnh miễn phí cho khách tại lần đầu tiên mua hàng.

● Nếu được, nhớ chạy thử xe trước khi mua.

● Mua thêm những dụng cụ sửa và bảo trì xe.

● Đừng quên những phụ kiện đi kèm như mũ bảo hiểm hay giày chuyên dụng.

5. Ngoài xe đạp địa hình, tôi cần mua thêm phụ kiện gì không?

Có, bạn cần mua thêm phụ kiện phòng khi những tình huống xấu xảy ra chẳng hạn như xe hư hay bị thương do té ngã. Hãy trang bị cho mình thêm những phụ kiện sau đây để giảm thiểu rủi ro, giúp chuyến đi của bạn an toàn hơn.

● Hộp sơ cứu: Đây là phụ kiện ưu tiên hàng đầu trong các trường hợp khẩn cấp.

● Ống bơm cầm tay hoặc ống bơm sàn: Nếu xe bạn bị xẹp thì bạn không thể đi đâu được, do đó, hãy cầm theo ống bơm để bơm khi cần trong suốt chuyến đi.

● Đèn treo trán: Bạn sẽ cần đèn để thấy đường đi khi mặt trời tắt nắng và màn đêm buông xuống.

● Bộ dụng cụ đa năng: Dùng để sửa xe khi cần.

● Lốp dự phòng: Bạn nên đem theo ít nhất 2 lốp dự phòng.

● La bàn hoặc GPS: Bạn sẽ cần những thứ này khi bị lạc đường.

Kết luận

Lựa chọn hàng đầu của chúng tôi chính là Schwinn Bonafide và Diamondback Mason. Chúng được trang bị phuộc trước có thể khóa lại nên bạn vừa có thể chạy trên đường rừng núi mà chạy trên đường phố cũng được luôn. Với chiếc khung nhôm, những loại xe này có giá cả phải chăng nhưng rất bền, lại còn có ánh kim đẹp mắt khi bạn lái chúng nữa.

Bên cạnh đó, xe đạp Schwinn còn được bảo hành trọn đời có giới hạn, bạn chỉ cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng xe thôi. Bonafide thật sự là một lựa chọn tuyệt vời cho những khách mới lần đầu mua xe đạp địa hình.

Nếu bạn thích loại xe có đầy đủ 2 phuộc thì không lựa chọn nào tối ưu hơn Diamondback Catch 2 cả. Loại xe cao cấp này có kích thước bánh xe 70cm, được trang bị bộ phận giảm xóc Level Link cực kỳ xịn cùng với càng lái Fox Float 34. Phuộc trước và phuộc sau 130mm. Đây là một dòng xe đa năng, bạn muốn chạy trên bất cứ địa hình nào cũng được. Một điểm cộng lớn nữa là giá cả cực kỳ hợp lý.

Trên đây là tất cả những thông tin bổ ích mà bạn cần biết để chọn được loại xe đạp địa hình cực chất cho mình. Hy vọng rằng hướng dẫn này sẽ giúp bạn không hối hận khi mua xe. Chỉ cần nhớ rằng hãy luôn chạy thử xe trước khi “móc bóp” ra trả tiền.

thongminh
thongminh
Articles: 77